Tác hại của rác thải nhựa trong môi trường và cuộc sống
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tác hại của rác thải nhựa trong môi trường và cuộc sống

Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Theo bảng xếp hạng https://www.iqair.com/vi/world-most-polluted-countries, Việt Nam đứng thứ 21/106 quốc gia và vùng lãnh thổ ô nhiễm nhất thế giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường hiện nay như: rác thải từ hoạt động công nghiệp, sinh học, hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học, các tác nhân phóng xạ, chất thải từ sinh hoạt của con người, chất thải rắn, tiếng ồn, khói, bụi…. Trong đó, rác thải từ sinh hoạt ngày càng đáng báo động nhất là rác thải nhựa. Báo cáo của Liên hợp quốc cho thấy, mỗi năm trên toàn thế giới sử dụng khoảng 500 tỷ chai nhựa, hơn 500 tỷ túi ni-lông, trong đó có 13 triệu tấn rác nhựa thải ra đại dương. Còn ở nước ta, đang đứng thứ 17 trong số 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn nhất thế giới.

Theo bảng xếp hạng https://www.statista.com/…/the-countries-polluting-the-oce…/, Việt Nam đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng 10 nước có lượng rác thải nhựa kinh khủng nhất trên thế giới. Chỉ số tiêu thụ nhựa đầu người tại Việt Nam tăng nhanh từ 3,8kg /năm/ người năm 1990, tăng lên 54kg/ năm/ người vào năm 2018, trong đó 37,43% sản phẩm là bao bì và 29,26% là đồ gia dụng ( báo cáo của Hiệp hội nhựa Việt Nam năm 2019). Trên thực tế hiện nay, Việt Nam chưa có nghiên cứu hoặc thống kê định lượng nào về lượng rác thải nhựa tại các vùng biển ven bờ, trong đó có các Khu bảo tồn biển, là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng do ô nhiễm rác thải nhựa trên biển.

Túi nilon đã trở thành vật dụng khó có thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Nó gắn với thói quen cố hữu của không ít người dân. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi, từ cửa hàng nhỏ lẻ đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn.

Hiện nay con người đang quá phụ thuộc vào vật dụng nhựa dùng một lần, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường.

Tác hại nguy hiểm nhất của rác thải nhựa tới môi trường chính là tính chất rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Chiếc túi nilon nhỏ bé và mỏng manh như vậy nhưng lại có quá trình phân hủy có thể kéo dài từ 500 đến 1.000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời.

Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, bởi rác thải nhựa lẫn vào đất sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.

Nếu rác thải nhựa bị vứt xuống ao, hồ, sông ngòi sẽ làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Nghiêm trọng hơn, môi trường đất và nước bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người. Thực tế nhiều loại rác thải nhựa được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước, còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch,…

 

Để giảm thiểu tối đa tác hại của rác thải nhựa nguời sử dụng cần hạn chế sử dụng thông thuờng bằng cách sử dụng đồ dùng nhiều lần và có khả năng phân huỷ sinh học khi đi mua hàng, mua thức ăn; không nên dùng túi nilon rẻ tiền, có màu để đựng thực phẩm, đặc biệt là không được dùng để đựng thực phẩm nóng, có vị chua. Sau khi sử dụng xong không được tự ý đốt hay chôn lấp mà phải phân loại riêng túi nilon để công ty môi truờng thu gom và tiêu huỷ theo quy định


Tác giả: VP
Nguồn:http://hoaithanh-hoainhon.binhdinh.gov.vn/ Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết